In Ấn phẩm

Vừa mới được ban hành, Nghị định 73/2012/NĐ-CP về những quy định mới đối với vấn đề đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, do Chính phủ ban hành vào ngày 26 tháng 9, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 11 năm 2012 (“Nghị định 73”), ngay lập tức đã được báo chí quốc gia ca ngợi vì tư tưởng “thoáng” của nó. Người ta cho rằng nghị định này có những quy định tiến bộ về “chất” cũng như về “lượng” đối với những dự án giáo dục có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế áp dụng dường như đang phản ánh điều ngược lại. Từ khi Nghị định trên có hiệu lực thi hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2012 thì những dự án có vốn đầu tư nước ngoài vừa và nhỏ đang cảm thấy càng ngày càng “chết dần chết mòn”…

 

Mở rông phạm vi hoạt động nhưng thắt chặt điều kiện áp dụng

 

Nghị định 73 được cho là một bước tiến so với những văn bản trước, bởi vì nó cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bậc tiểu học và trung học cho học sinh Việt Nam, điều mà trước đây chưa hề có. Trong thực tế, trước khi Nghị định 73 được ban hành thì những nhà đầu tư nước ngoài được phép phát triển những điều kiện giáo dục bậc mầm non, tiểu học, và trung học, nhưng điều này chỉ được áp dụng đối với những người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Theo Nghị định 73, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép tuyển sinh học sinh Việt Nam, nhưng số lượng giới hạn là không quá 10% đối với bâc tiểu học và trung học cơ sở, và đối với bậc trung học phổ thông thì con số này là 20%. Hậu quả tất yếu của điều này là nó đã cản trở các bậc cha mẹ đăng ký cho con em mình được học tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời dễ dàng dẫn đến tình trạng đút lót hối lộ trong lĩnh vực giáo dục.

 

Song song với quy định trên, Nghị định này còn đưa ra những điều kiện khắt khe hơn về chương trình giảng dạy và đội ngũ giáo viên, cũng như về cơ sở hạ tầng giáo dục, số lượng học sinh, quy mô trường học và vốn đầu tư. Cụ thể, dự án trường mầm non phải đảm bảo số vốn đầu tư là 30 triệu VND cho mỗi trẻ, chưa kể chi phí sử dụng đất.

 

Liên quan đến giáo dục bâc trung học cơ sở, chi phí bắt buộc là 50 triệu VND cho mỗi học sinh và tổng số vốn đầu tư ít nhất là 50 tỷ VND. Trong khi đó, cơ sở bồi dưỡng ngắn hạn, trung tâm dạy nghề và cơ sở giảo dục nghề nghiệp phải đảm bảo số vốn lần lượt là 20 triệu VND, 60 triệu VND và 100 triệu VND đối với mỗi học sịnh. Và toàn bộ số vốn đầu tư tối thiểu được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không được thấp hơn 100 tỷ VND.

 

Số vốn đầu tư cho dự án trường đại học và cao đẳng về cơ bản là rất cao, 150 triệu VND cho mỗi sinh viên, và toàn bộ số vốn đầu tư tối thiểu là 300 tỷ VND. Tất cả những khoản vốn nói trên đều chưa kể đến chi phí thuê và sử dụng đất.

 

Về quy mô của cơ sở giáo dục, Nghị định này đưa ra điều kiện cao nhất cho nhà đầu tư vào dự án giáo dục. Cụ thể, cơ sở giáo dục phải đáp ứng khoảng không gian 25 m2 cho mỗi học sinh.

 

Số lượng giấy phép và hiệu lực hồi tố đang bóp nghẹt nhưng dự án vừa và nhỏ

Mặc dù nghị định này không nhắc gì đến tính “hồi tố”, nhưng thực tế thì nó vẫn có ràng buộc. Cụ thể, Khoản 1 Điều 74 quy định:” Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải xét duyệt lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực để được cấp Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục, quyết định cho phép mở phân hiệu.

Như vậy, Nghị định 73 rõ ràng đã thể hiện tính hồi tố đối với những dự án đang tồn tại và hoạt động, đập một cú chí mạng vào những cở sở vừa và nhỏ, những người mà đang cảm thấy rất khó khăn để đáp ứng những điều kiện vượt quá khả năng của mình. Ông Albert Franceskinj, Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Paris, luật sư chuyên về lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã chia sẻ quan điểm của mình như sau:” Mọi thứ đang trở nên rối rắm và gây khó khăn cho các nhà đầu tư dự án vừa và nhỏ. Để đáp ứng những điều kiện mới, họ phải thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng đang có, phải tăng số vốn đầu tư, sửa đổi kế hoạch xây dựng để phù hợp với cơ sở hạ tầng mới…Điều này dường như là một nhiệm vụ bất khả thi, trong khi nhưng dự án giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài vốn dĩ đã gặp phải rất nhiều tiêu chuẩn cao rồi. Sau cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài về lĩnh vực giáo dục, tôi nhận thấy rằng họ rõ ràng đang cảm thấy rất bất bình và chán nản về những nghĩa vụ đầu tư mới này, điều mà theo họ dường như đang cản trở sự tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Theo quan điểm của cá nhân tôi, một khi các tiêu chuẩn trước đây đã quá cao rồi, thì các nhà làm luật lẽ ra nên tìm kiếm một cách thức nào đó để thống nhất những tiêu chuẩn đó nhằm áp dụng chung cho cả dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, qua đó có lẽ sẽ nâng cao hơn chất lượng hệ thống giáo dục Việt Nam, cái mà gần đây đã bị chỉ trích quá nhiều về chất lượng của nó”.

Trong thực tế, đối với mỗi hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp được gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ để thay đổi địa chỉ trụ sở chính, nhà đầu tư được yêu cầu phải trình bày những tài liệu bổ sung chứng minh rằng họ đã đáp ứng đủ những điều kiện mà Nghị định 73 yêu cầu. Điều này thật sự đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những nhà đầu tư dự án vừa và nhỏ khi mà họ không thể tìm ra được giải pháp nào thỏa đáng, bắt buộc phải tuân theo một giải pháp nào đó có thể trái luật.

Định hướng cho quá trình M&A         

Trong khi các nhà đầu tư dựa án vừa và nhỏ đang rất băn khoăn không biết làm cách nào để giải quyết những khó khăn của họ, thì những nhà làm luật lại đưa ra những “giải pháp” mà những cơ sở vừa và nhỏ này không thể đáp ứng được. Đó là Điều 54 quy định về việc chia, tách, sáp nhập và hợp nhất những cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những điều kiện khác thì quy định tại Điều 54 chỉ ra rằng, các cơ sở giáo dục mới được thiết lập từ việc chia, tách, hợp nhất hay sáp nhập phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 28, 29, 30[1] của Nghị định này. Còn đối với những nhà đầu tư mong muốn duy trì dự án đầu tư mà không phải tiến hành quá trình M&A thì giải pháp nào cho vấn đề đó dường như vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Khuynh hướng đổi mới trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam được thể hiện rõ qua những phân tích ở trên, không chỉ đối với những dự án giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai, mà còn đối với những cơ sở giáo dục đang hoạt động. Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư thì kể từ ngày 20 tháng 9, có 158 dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực giáo dục có hiệu lực tại Việt Nam, với tổng nguồn vốn đầu tư là 432 triệu USD. Mặc dù Nghị định 73 đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả những dự án đang hoạt động và khiến các cơ sở giáo dục trong nước cũng có thể trở thành đối tượng của những quy định trên [2], nhưng rõ ràng Nghị định này đã gây ra một ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, và hậu quả của điều này có lẽ sẽ sớm được hé mở trong quá trình thực hiện Nghị định trên.


[1] Điều 28, 29, 30 quy định những điều kiện về chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng giáo dục, số lượng học sinh, quy mô trường học và số vốn đầu tư.

[2] Gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người chịu trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục đã đưa ra quan điểm của mình về Dự thảo “Quyết định quy định về điều kiện, quy trình thủ tục trong việc xin giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, xin đình chỉ hoạt động giáo dục, xin chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các trường đại học trong nước”. Dự thảo này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau ngày 25 tháng 1 năm 2013.

Nguyễn Đức Tuấn

View & Download